Chi tiết bài viết

Kỹ thuật trồng và Chăm sóc rau sạch tại nhà

24/05/2021

Bạn muốn tự trồng trọt để cung cấp rau củ quả sạch cho gia đình? Hãy cùng Vật Liệu Làm Vườn tìm hiểu về quy trình trồng rau sạch tại nhà đơn giản. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các Anh/Chị kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà từ bước chuẩn bị đến cách gieo trồng, cách chăm sóc sau khi gieo trồng,... Trình tự các bước thực hiện được cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây:

1. Chuẩn bị dụng cụ gieo trồng rau sạch: Găng tay làm vườn, xẻng xúc đất, bộ dụng cụ làm vườn, kéo, cốc đựng nước, nước sôi, khăn vải, bình tưới, các khay nhựa hoặc chậu nhựa hoặc thùng xốp có kích thước phù hợp với ban công hoặc sân thượng của bạn tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi đề xuất bạn nên sử dụng chậu nhựa vì chậu nhựa.

1.1 Chậu trồng rau: Chậu nhựa là được làm bằng nhựa PP nhẹ, độ bền cao và thân thiện môi trường. Lỗ thoát nước nhô cao 4cm giúp giữ một lớp nước mỏng làm mát rễ cây và là nguồn dự trữ nước 1-2 ngày khi bạn đi vắng. Đáy chậu có tấm lưới dày giúp lọc lại cát đất không làm bẩn sàn.

Xem các loại chậu trồng rau tại đây: Chậu trồng rau thông minh

1.2 Giá thể: Gồm Đất màu, mùn dừa, tro trấu, phân bón hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh. Hiện nay đất trồng rau đã có bán sẵn trên thị trường với nhiều loại giàu dinh dưỡng đóng gói, bạn có thể sử dụng loại đất sạch này để trộn với các giá thể sẽ giúp thoát nước nhanh nhưng vẫn giúp giữ lại những chất dinh dưỡng tốt cho cây. 

Xem các loại giá thể trồng rau tại đây: Giá thể

1.3 Hạt giống: Có rất nhiều loại hạt giống rau, củ, quả phù hợp khí hậu nóng khô mà bạn có thể trồng trên ban công, sân thượng hay ở dưới sân vườn vào bất kỳ mùa nào trong năm như

Các loại rau ăn lá: các loại cải, rau dền, mồng tơi, rau đay, bắp cải, rau muống, rau mầm…
Các loại rau ăn quả: Bầu, bí, mướp, khổ qua, dưa leo, cà tím, cà chua, ớt ngọt, ớt cay, su hào, bí ngòi…
Các loại rau ăn củ: Cà rốt, củ cải đỏ – trắng…
Cây lương thực có thể trồng sân thượng: Bắp, khoai lang
Các loại rau gia vị: Quế, tía tô, cần Tây, ngò gai, ngò rí, húng cây, kinh giới…

Xem các loại hạt giống rau tại đây: Hạt giống

2. Cách gieo trồng hạt giống

2.1 Ủ hạt giống: Các loại hạt giống như: rau dền, xà lách, rau cải,... tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước. Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau:

Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 - 6h ( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng )

Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 - 48h (tùy theo loại hạt).

Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó trộn với giá thể,để hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt khay. Khi gieo hạt nên trộn ít dầu hôi để tránh côn trùng tha, không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.

2.2 Tạo hỗn hợp đất trồng dinh dưỡng

Trộn hỗn hợp xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng theo tỉ lệ 1 kg Mùn dừa + 3kg đất màu (hoặc dùng hoàn toàn đất dinh dưỡng Tribat) + 1 tro trấu + 0.1Kg phân bò hoai mục (hoặc phân gà hoặc phân trùn quế), cho hổn hợp đất trộn vào khay cách mặt khay 1-2 cm, bón lót ít phân hữu cơ vi sinh lớp bề mặt bên dưới chậu để giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trong suốt giai đoạn cây con và giai đoạn phát triển bộ rễ. Sau đó dùng bình phun có tia nước nhỏ, phun ướt đều khay đất trồng để tạo độ ẩm.

2.3 Gieo hạt:

+ Rau dền: Khối lượng hạt gieo 0,5g/khay.

+ Cải thìa, cải ngọt, cải bẹ xanh: khối lượng hạt gieo từ 0,5-1g/khay.

+ Rau mồng tơi, rau muống: hạt gieo thành hàng cách khoảng 10 cm.

+ Xà lách nên ươm cây con trước khi trồng hoặc gieo thưa để cây phát triển mạnh.

Gieo hạt bằng cách rải đều hạt rau ăn lá trong khay ươm (hoặc chậu), lấp một lớp đất mỏng lên bề mặt hạt, dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới nước đủ ẩm từ 2-3 lần/ngày, khi hạt nhú nanh cần đưa cây ra ngoài có nhiều ánh sáng và nắng. Lưu ý tránh mưa hoặc nắng chiếu trực tiếp làm hỏng hạt hoặc cây con.

2.4. Cách chăm sóc rau sau khi gieo trồng

3.1 Tưới nước: Hãy đảm bảo rằng cây trong thùng không quá thiếu nước hoặc úng nước. Với thời tiết quá nắng nóng, hãy tưới 2 lần/ngày. Thời điểm thích hợp để tưới cây là sáng sớm và chiều mát, khi ánh nắng mặt trời không chiếu trực tiếp vào cây. Với mùa mưa tuỳ theo thời tiết và độ ẩm của đất để tưới cây, nếu các chậu cây hứng nước mưa trực tiếp thì nên kiểm tra xem có thoát nước được không tránh trường hợp bị úng nước. Ngoài ra bạn có thể tận dụng nước vo gạo, bã chè, nước rửa rau để tưới và bón phânhàng ngày. 

3.2 Ánh sáng: Cây muốn phát triển mạnh nhất thiết phải đưa ra nơi có nhiều ánh sáng và nắng. Tuy nhiên khi cây rau còn nhỏ và cao dưới 4-5cm, bạn nên chú ý che chắn bằng lưới không để cây tiếp xúc lâu với ánh nắng quá gay gắt vì sẽ làm cháy mầm cây non và héo cây

3.3 Tỉa thưa và sang chậu: Bạn nên nhớ tỉa cây, cắt cành không cần thiết. Hành động này không chỉ nhằm tạo không gian thông thoáng cho cây trồng phát triển, mà còn giúp hạn chế dịch bệnh, côn trùng làm ổ. Ngoài ra, việc tỉa cành còn giúp cây có thể hấp thụ được chất dinh dưỡng tốt hơn giúp cây nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Qui cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.

Nếu để rau ăn trong thùng gieo ban đầu (không tỉa thưa, không sang khay) từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch là: 45-60 ngày. Nếu tỉa thưa sang thùng khay khác thì thời gian thu hoạch khoảng 25-30 ngày sau khi trồng lại.

3.4 Bón phân (trên 1m2):  

Lần 1: Khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.

Lần 2: Đến giai đoạn sau khi tỉa thưa cây con và tách chậu, bón thêm phân gà (khoảng 200gr/khay) đồng thời rải đều thêm lớp đất mỏng và tưới nước.

Lần 3: Khi cây được 20-25 ngày thì nên bổ sung thêm phân cá Alaska (hoặc phân hữu cơ khoáng) sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch. 

3.5 Phun thuốc và trừ sâu bệnh: 

Các loại sâu ăn lá thường xuất hiện. Nên phun ngừa thuốc trừ sâu sinh học khi sâu mới xuất hiện. Phun đúng liều lượng trên bao bì và phun trước thời gian thu hoạch rau từ 10-15 ngày. Việc phun thuốc trừ sâu là không bắt buộc, bạn có thể bắt sâu bằng tay hoặc hiện nay rất nhiều gia đình đã chuyển sang sử dụng phương pháp truyền thống là phun hỗn hợp ngâm ớt, gừng, xả với tỏi để trừ sâu sinh học, phương pháp này đã mang đến hiệu quả rất tốt … Chúng rất an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường, có khả năng ức chế xua đuổi và tiêu diệt sâu bệnh với năng suất cao mà không gây nhờn thuốc mà vẫn duy trì được năng suất và chất lượng rau. Như vậy là bạn đã có một vườn rau hữu cơ sạch đẹp, an toàn chỉ trong vòng 1 tháng.

4. Thu hoạch:

Với các loại rau cải, rau dền sau khi trồng 45- 50 ngày có thể thu hoạch, riêng rau mồng tơi, khi cây ra 8-10 cặp là ta nên cắt ngọn ăn dần ( chừa lại khoảng 3-4 cặp lá tính ừ gốc) ăn lúc này ngọn rau sẽ mập mạp, nếu ta không cắt, rau mồng tơi sẽ vươn dài, ít nẩy tượt non.

CÁC LƯU Ý KHI TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RAU SẠCH:

+ Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ đều (phun sương), tránh dùng tia nước có áp lực mạnh làm dập lá rau cải. Khi trời mưa to nên mang khay rau vào nơi có mái che hạn chế nước mưa rơi trực tiếp làm hư nhũn, thối lá. (Xem các loại bình tưới tại đây: Bình tưới rau)

+ Ngưng tưới phân trước khi thu hoạch 07-10 ngày.

+ Trồng rau ăn lá tại nhà ta nên hạn chế dùng thuốc, thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu ăn lá và diệt bằng tay. Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh cây rau ăn lá sẽ lâu lớn hơn, cây rau cải rất dễ nhiễm nấm bệnh. Nếu cần thiết phải dùng thuốc BVTV nên chọn thuốc BVTV trong danh mục thuốc an toàn cho rau, được nhà nước ban hành

+ Đất trồng rau sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp hoặc men vi sinh như EM, Tricoderma để xử lý đất, xới đất để khoảng 2-3 ngày, sau đó cho thêm ít đất dinh dưỡng hoặc phân hữu cơ vi sinh vào để trồng lại lứa rau mới.

+ Không nên dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới trực tiếp cho rau. Phân cần phải được ủ thật hoại, xử lý để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh theo tiêu chuẩn.

+ Không nên dùng nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý để tưới cho hệ thống rau sạch. Điều này sẽ khiến cho rau dễ bị nhiễm bệnh.

+ Không dùng các loại phân được chế biến từ rác thải để bón rau. Vì trong những sản phẩm này chắc chắn sẽ chứa nhiều loại kim loại nặng gây hại cho cây.

+ Phân đạm khi bón cho cây càng được pha loãng càng tốt, nên tưới vào gốc, tránh tưới lên lá.

0969202215
popup

Số lượng:

Tổng tiền: